Người Công Giáo nên lo lắng về vụ từ chức của Giám đốc điều hành Mozilla
Trong
những ngày qua, cơn bão truyền thông đã bị cuốn hút vào vụ từ chức của Brendan
Eich, Giám đốc điều hành của Mozilla, hãng phát triển trình duyệt Firefox.
Ông
Eich là một lập trình viên tài năng, là người đã phát
minh ra ngôn ngữ lập trình JavaScript cho Internet và là đồng sáng lập viên của Mozilla. Sau chưa đầy hai tuần trở thành người đứng đầu của tập đoàn này, ông đã bị buộc phải rời khỏi Thung lũng Silicon với lý do là ông đã đóng góp 1.000 Đôla Mỹ để ủng hộ cho dự luật 8 tại California vào năm 2008, dự luật này vốn định nghĩa hôn nhân là sự kết hợp giữa một người nam và một người nữ. Ông bị sa thải vì giữ quan điểm được cho là không còn phổ biến.
minh ra ngôn ngữ lập trình JavaScript cho Internet và là đồng sáng lập viên của Mozilla. Sau chưa đầy hai tuần trở thành người đứng đầu của tập đoàn này, ông đã bị buộc phải rời khỏi Thung lũng Silicon với lý do là ông đã đóng góp 1.000 Đôla Mỹ để ủng hộ cho dự luật 8 tại California vào năm 2008, dự luật này vốn định nghĩa hôn nhân là sự kết hợp giữa một người nam và một người nữ. Ông bị sa thải vì giữ quan điểm được cho là không còn phổ biến.
Nhiều hãng tin đã chỉ trích và rất
nhiều người đã ủng hộ sự chỉ trích này. Trước hoàn cảnh đó, người Công Giáo nên
lên tiếng phản đối mạnh mẽ vì nó đe dọa đến sự tự do làm việc theo năng lực và
đồng thời giữ quan điểm chính thống về hôn nhân.
Quá trình dẫn đến việc từ chức
Dù Eich không phải là người Công
Giáo, nhưng vị cựu Giám đốc Công nghệ đã bị liệt vào danh sách với từ ngữ dành
cho những người ủng hộ hôn nhân: hẹp hòi, thù ghét, khinh
miệt đồng tính (homophobic).
Điều này xảy ra sau một tuyên bố của Eich hứa bảo vệ và giữ quyền lợi của những
người tự nhận mình là LGBTQ [đồng tính nữ, đồng tính nam, lưỡng tính, chuyển giới,
đồng tính] tại Mozilla và tiếp tục tạo môi trường hỗ trợ toàn diện. Tuy nhiên,
Eich không rút lại hoặc xin lỗi vì những quan điểm cá nhân hay những quyên góp
của ông trong quá khứ, vì thế vô số những tiếng nói trong ngành công nghệ kêu gọi
ông từ chức. Một trang web hẹn hò nổi tiếng, OkCupid, còn đưa ra chiến dịch phản
đối bằng cách thúc giục người dùng không sử dụng trình duyệt Firefox, khi nhà
lãnh đạo mới của Mozilla “là một kẻ thù của quyền bình đẳng dành cho các cặp đồng tính”
và sẽ ” tìm cách khước từ tình yêu”. Nhiều nhân viên của Mozilla cũng vào
Twitter và các blog để bày tỏ sự thất vọng với quan điểm của Eich. Không lâu
sau, Eich đã từ chức dưới áp lực của Hội đồng Quản trị. Đây là cuộc lật đổ công
khai đầu tiên xoay quanh cuộc tranh luận hôn nhân, và nó đặt ra một tiền lệ đau
lòng.
Các chiến thuật đe dọa
Owen Thomas, biên tập viên của
Valley Wag, một trang web tin đồn của Thung lũng Silicon, đã đưa ra tuyên bố chỉ
trích gay gắt như sau:
Ông đã nói rằng ông sẽ không đưa bất
kỳ niềm tin loại trừ cá nhân nào đến nơi làm việc. Nhưng hành động của ông vào
năm 2008 không phải là hành động cá nhân hay riêng tư: Chúng là những hành vi
ngôn luận công khai, mà những người ủy nhiệm ông đang bắt ông chịu trách nhiệm.
Ông không chỉ đơn thuần bày tỏ một quan điểm cá nhân về hôn nhân đồng tính; ông
đã cố gắng thuyết phục người khác ủng hộ quan điểm của mình. [tuyên bố nhấn mạnh
thêm]
Đây là một lời chỉ trích gây sốc về
viêc sử dụng tự do ngôn luận của Eich, trong đó bao gồm cả động cơ chính trị.
Trong khi chỉ có chính phủ mới bị cấm hạn chế quyền ngôn luận, lời đả kích của
Thomas ngụ ý rằng mọi người có thể nghĩ đến những tư duy “không thể chấp nhận
được” và giữ quan điểm như thế, nhưng thật không đúng đắn khi thuyết phục người
khác về những tư duy này.
Vấn đề của sự quả quyết đó là đây:
con người chúng ta giữ niềm tin vì chúng ta thấy chúng là hợp lý. Nếu chúng ta
thấy chúng là hợp lý nhất và xứng đáng để giữ niềm tin đó, tự nhiên chúng ta muốn
chia sẻ quan điểm của mình với người khác. Tất nhiên bất đồng là một phần của
cuộc sống, nhưng chia sẻ niềm tin của mình và gói giữ chúng theo cách có ý
nghĩa cũng là phần khác của cuộc sống. Cấm xác tín niềm tin và cấm chia sẻ,
thuyết phục, tranh luận là cấm đoán chính tư duy của nhân loại.
Thomas tin rằng ông ta có thể tạo
nên sự phân biệt giữa “bày tỏ” quan điểm cá nhân và việc cố gắng thuyết phục
người khác về quan điểm đó. Thật là vô lý. Đối với những vấn đề mang ý nghĩa
quan trọng nhất vốn có quan hệ mật thiết về công dân và con người, thì sự khác
biệt đơn giản về quan điểm – trong đó sắc màu là đẹp nhất – là điều không thể
được. Đó là lý do tại sao các chủ đề này, chẳng hạn như bản chất của hôn nhân,
trước tiên lại liên quan đến chính trị và xã hội. Lời chỉ trích của Thomas, đối
với việc Eich bày tỏ quan điểm của mình, bằng động cơ chính trị khác nào rốt cuộc
lên án anh ta giữ quan điểm đó. Bất cứ ai quan tâm đến tự do tư tưởng, và nhất
là người Công Giáo, giờ phải hết sức lo lắng về quyền tự do tư tưởng của họ và
bày tỏ niềm tin được xem là phản văn hóa.
Kiểu nói nước đôi của Mozilla
Tập đoàn Mozilla đã đưa ra vài
tuyên bố gây nhầm lẫn liên quan đến việc từ chức của Eich. Đây là một trong những
thông điệp mâu thuẫn, trong đó họ tuyên bố về sự đa dạng các giá trị. Cây bút
Conor Friedersdorf của The Atlantic thực sự đã gây ra sự trớ trêu cố hữu trong
tuyên bố của họ:
“Văn hóa tổ chức của chúng tôi phản
ánh sự đa dạng và tính toàn diện. Chúng tôi chào đón sự đóng góp của tất cả mọi
người bất kể tuổi tác, văn hóa, dân tộc, giới tính, đặc điểm giới tính, ngôn ngữ,
chủng tộc, xu hướng giới tính, vị trí địa lý và quan điểm tôn giáo. Mozilla hỗ
trợ bình đẳng đối với tất cả mọi người”. Nhưng rõ ràng tập đoàn này đã rút chức
vụ không tuyển dụng nữa, ở những vị trí lãnh đạo, nếu bất cứ ai công khai giữ
quan điểm Kitô giáo hoặc Hồi giáo chính thống về hôn nhân đồng tính.
Đồng ý hay không đồng ý, họ không
được “mọi người” chào đón. Họ cần phải có can đảm để nói như vậy.
Tuyên bố của Mozilla càng ít thực
tiễn trong lối nói nước đôi, nói một đàng nhưng có nghĩa là ngược lại. Cam kết
của họ về “đa dạng” rõ ràng chỉ áp dụng cho hiện tượng mới về đa dạng tình dục,
có vẻ như quan trọng hơn so với các lĩnh vực khác; mà đáng chú ý là “tôn giáo”
đứng ở sau cùng. Châm ngôn của Orwell “một
số thứ bình đẳng hơn những thứ khác“ vang
vọng rất lớn qua tuyên bố này. Việc sa thải Eich gởi một thông điệp mạnh mẽ đến
người Công giáo và bất cứ ai phản đối tư duy văn hóa đang thịnh hành về hôn
nhân. Nếu giờ đây chúng ta không lên tiếng, việc gạt bỏ dần dần những con người
tôn giáo ra khỏi xã hội sẽ được tiếp tục với tốc độ nhanh hơn.
Sự hiểu biết Công Giáo về hôn nhân
Với một ít cuộc thảo luận triết học,
hiện đã có những biến chuyển đáng kể về vấn đề hấp dẫn đồng giới. Một vài năm
trước đây, vấn đề này còn nhỏ nhặt hơn cả một vấn đề bên lề. Nhưng giờ đây nó
mang tính xã hội một cách chính thống gồm những tình thế bất lợi xã hội và tính
chuyên nghiệp. Để phản ứng lại, chúng ta cần vạch rõ một cách mạch lạc giá trị
của hôn nhân truyền thống, bởi vì những người đề xướng hôn nhân đồng tính, vốn
đã ghi dấu số phận của Eich, dường như không nhận ra rằng một người có thể phản
đối hôn nhân đồng tính mà không cần có bất kỳ sự thù ghét hay ác ý nào đối với
những người đã trải qua sự hấp dẫn đồng giới.
Ngày nay, những cái nhãn “hẹp hòi”
và “khinh miệt đồng tính” tỏ ra rất hiệu quả để hầu hết những người ủng hộ hôn
nhân đồng tính thoát
khỏi khổ nạn, thậm chí còn mong muốn trở nên đạo đức và đứng về “phía lẽ phải của
lịch sử”. Ủng hộ hôn nhân truyền thống bị xếp chung với phân biệt chủng tộc và
phân biệt giới tính, mặc dù như vậy là bất công.
Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo
định nghĩa hôn nhân như sau:
“Do hôn ước, người nam và người nữ tạo nên một cộng đồng sống
chung suốt đời, tự bản tính hôn ước hướng về thiện ích của đôi vợ chồng và việc
sinh sản cùng giáo dục con cái. Đức Kitô đã nâng hôn ước giữa những người đã chịu
phép Thánh Tẩy lên hàng bí tích” (GLHTCG số 1601).
Giáo Hội dạy rằng hôn nhân là thiện
ích của đôi vợ chồng và sinh thành dưỡng dục con cái. Phần thứ hai của định
nghĩa đó đã bị bỏ rơi ở thế giới Phương Tây phát triển ngày nay.
Bản chất của hôn nhân mà những người
ủng hộ hôn nhân truyền thống nhấn mạnh đến chính là vấn đề con cái trong hôn
nhân và phần lớn (một nửa) của hôn nhân là sinh thành và nuôi dạy con cái.
Có một điều không thể tranh cãi là
cả hai người nam hoặc hai người nữ đều không thể sinh con thông qua hành vi
tình dục. Ngày nay có nhiều phương pháp khác sinh ra một đứa trẻ, nhưng không
theo cách thức có tính quy chuẩn (và cũng không được chấp nhận trong giáo huấn
của Giáo Hội). Hành vi tình dục mang tính quyết định cho hôn nhân, đó là cách
mà đứa trẻ chào đời và là cách mà mối quan hệ vợ chồng được thắt chặt. Chỉ có sự
kết hợp giữa một người nam và một người nữ mới mô tả đúng về mặt sinh học mục
đích của tình dục: nhằm sinh ra những em bé và kết hợp các cặp vợ chồng trong sự
hiệp nhất thực sự để nên một với nhau mà toàn bộ hành vi tình dục như là một
tác nhân.
Tầm quan trọng của tình dục, không
phải là ghét bỏ hay sợ hãi nó, là lý do tại sao Giáo Hội cấm những hành vi làm
gián đoạn hoặc phá hỏng tính toàn vẹn trọn hảo của tình dục. Chúng bao gồm tất
cả các tội liên quan đến tình dục như ngừa thai, thủ dâm, các hành vi tình dục
đồng giới.
Tuy nhiên, trong khi Giáo Hội nhận
ra và lên án các tội liên quan đến tình dục, Giáo Hội không bao giờ ghét bỏ những
người tội lỗi. Hầu hết mọi người phạm tội liên quan đến tình dục vào những lúc
khác nhau trong cuộc sống cũng giống như mọi người tội lỗi nói chung. Giáo Hội
là một bệnh viện dành cho những người tội lỗi, là nơi để tất cả chúng ta đến,
ăn năn thống hối và được chữa lành. Ủng hộ hôn nhân không có nghĩa là ghét bỏ
những người xu hướng hấp dẫn đồng giới, chỉ vì không có nghĩa là ghét bỏ những
người phạm tội liên quan đến tình dục hay các tội khác. Thật vậy, nếu gọi những
hành động nào đó chung quy là tội lỗi để ghét bỏ những người phạm chúng, thì tất
cả chúng ta sẽ bị ghét bỏ, vì tất cả chúng ta là những người tội lỗi.
Không có gì phải thù ghét hay mù
quáng khi ủng hộ hôn nhân truyền thống. Giờ là lúc để người Công giáo bày tỏ sự
thật về hôn nhân một cách mạnh dạn. Công việc của chúng ta và lập trường hợp
pháp của chúng ta trong lĩnh vực công cộng có thể sớm phụ thuộc vào nó. Brendan
Eich đã thực hiện điều đó.
Bài viết của Stephanie Pacheco, một nữ nhà văn, một
người viết blog, và là diễn giả ở Bắc Virginia, Hoa Kỳ.
Tạ Ân Phúc
Không có nhận xét nào